Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hội nghị Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS & MN thuộc Tiểu dự án 2, dự án 9 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg
Lượt xem: 61

  Thực hiện Công văn số 20/CV-PDT ngày 22/10/2023, ngày 07/11/2023, tại Hội trường UBND xã Huy Giáp đã diễn ra Hội nghị tuyên truyền Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

anh tin bai

    Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Minh Châu - trưởng phòng Dân tộc, ông Hoa Văn Phúc - trưởng phòng Tư pháp huyện Bảo Lạc là báo cáo viên, chính quyền địa phương và gần 50 lượt người là Bí thư chi bộ, trưởng xóm, trưởng Ban công tác mặt trận khu dân cư, phụ nữ, Đoàn thanh niên các xóm trên địa bàn.

    Tại hội nghị, các báo cáo viên đã triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn; Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tảo hôn; Hỏi đáp pháp luật về hôn nhân và gia đình trong việc tiếp cận, thực hiện luật hôn nhân và gia đình; Một số kỹ năng về tuyên truyền, tư vấn....

    Trong nhiều năm qua, vấn nạn tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng nói chung, trên địa bàn xã Huy Giáp nói riêng vẫn đang là những thủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề xã hội mà còn đi kèm với văn hoá của các dân tộc thiểu số. Tảo hôn gây ra nhiều hệ luỵ như: các trẻ em gái mang thai sớm, tăng tỷ lệ tử vong của mẹ, tăng tỷ lệ tử vong trong năm đầu của trẻ và các vấn đề về sức khoẻ, còn đối với nam giới, tâm sinh lý phát triển chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, gánh nặng gia đình sớm....Tảo hôn là nguyên nhân gây ra những hệ luỵ thất học, mù chữ, nghèo đói, bạo lực gia đình, sức khoẻ tâm thần.

anh tin bai

     Theo ông Nguyễn Minh Châu: Theo thống kê trong năm 2023, trên địa bàn xã Huy Giáp có hơn 20 cặp tảo hôn và con số càng tăng thêm. Độ tuổi tảo hôn thấp nhất là 14 tuổi, nam là 15 tuổi. Vì vậy, địa phương cần chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức của người dân trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đinh, về giảm thiểu tảo hôn.

     Các giải pháp giảm thiểu tảo hôn đã được đưa ra gồm: Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, tổ chức đoàn thể nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và nâng cao trách nhiệm trong thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị  - xã hội trong công tác quản lý, tuyên truyền, vận động thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn; Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo giục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn. Tổ chức các hội nghị tuyên truyền đề cung cấp thông tin về pháp luật, về lợi ích, nguyên nhân và hậu quả của việc tảo hôn. 

     Hội nghị đã cung cấp các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình trong việc tiếp cận, thực hiện luật hôn nhân và và gia đình như quy định độ tuổi kết hôn, điều kiện kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn, xử lý vi phạm khi kết hôn trái pháp luật. 

     Cuối cùng, báo cáo viên triển khai hướng dẫn một số kỹ năng tuyên tuyền, tư vấn trong tảo hôn như kỹ năng quan sát, lắng nghe, tư vấn...Đây là những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền đối với cán bộ cơ sở, đặc biệt phục vụ cho công tác tuyên truyền về tảo hôn trên địa bàn.